Với nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng đổi mới, phương pháp giải dạy cũng vì thế mà thay đổi để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó phải kể đến sự đổi mới của môn mỹ thuật. Với bài viết Báo cáo dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch mới nhất dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét về phương pháp mới này nhé.
Table of Contents
1. Báo cáo dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch là gì?
Báo cáo dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch là một phương pháp dạy học mà giáo viên có thể tự chủ động theo từng nội dung tiết học và có thể kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy, như: Vẽ tranh cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ biểu cảm, vẽ theo âm nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 3D, tiếp cận chủ đề – tạo hình từ vật tìm được,…
2. Mục tiêu dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch là gì?
Nắm được những thiếu sót của phương pháp dạy học môn Mỹ thuật cổ truyền, nước ta đã kịp thời tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới phù hợp với những mục tiêu đã đề ra. Vậy những mục tiêu ấy là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch giúp các em học sinh hình thành và phát huy được những năng lực:
– Năng lực trải nghiệm: Giáo viên sẽ cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến những kinh nghiệm đã có của bản thân.
– Năng lực kỹ năng và kỹ thuật: Thông qua các hoạt động tập thể, các em sẽ vẽ tranh cùng nhau, vẽ chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).
– Năng lực biểu đạt: Các em học sinh sẽ vận dụng ngôn ngữ mỹ thuật để biểu đạt lại sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.
– Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động, các em sẽ được trình bày về tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện trong tác phẩm.
– Năng lực giao tiếp và đánh giá: Các em học sinh sẽ được tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết học Mỹ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có như mong muốn của bản thân hay không?
3. Các quy trình dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch
Quy trình dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch sẽ được trải qua 7 quy trình và giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn mà các em học sinh sẽ phải tự mình tìm hiểu vấn đề của những chủ đề được đề ra. Với 7 quy trình dạy – học Mỹ thuật thử nghiệm sẽ đề cao tính nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ:
– Quy trình thứ 1: Vẽ ký họa dáng (người/vật) là quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
– Quy trình thứ 2: Vẽ theo mẫu (chân dung/vật) là quy trình vẽ biểu cảm.
– Quy trình thứ 3: Vẽ trang trí (làm bìa sách, bưu thiếp, thiệp mời,…) là quy trình trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc.
– Quy trình thứ 4: Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện, đây là quy trình xây dựng cốt truyện.
– Quy trình thứ 5: Các hình khối được tạo ra từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồi,… và được kết nối với nhau trong một không gian nhất định, đây là quy trình tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề.
– Quy trình thứ 6: Các nhân vật được tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện được phát triển theo chủ đề, đây là quy trình điêu khắc – nghệ thuật tạo hình không gian (nghệ thuật sắp đặt/hoạt cảnh/biểu diễn và sắm vai).
– Quy trình thứ 7: Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng, đây là quy trình “Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”.
4. Một số lưu ý để đạt hiệu quả khi dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch
Nếu muốn mang phương pháp này vào giảng dạy hiệu quả các mầm non của đất nước, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
– Nên tạo không khí học tập thật sôi nổi, vui tươi, phát triển Mỹ thuật trở thành bộ môn gây hứng thú cho học sinh.
– Nên để các em học sinh tự mình tìm hiểu, tiếp cận vấn đề nhằm phát huy triệt để tính sáng tạo của các em, tránh sự gò bó, bắt ép vào khuôn mẫu. Tuy thế có thể gợi ý cho các em nếu các em chưa hiểu vấn đề hoặc định hướng sai.
– Tùy theo điều kiện, môi trường của khu vực, từng trường học, từng khối học,… mà các giáo viên sẽ có kế hoạch sắp xếp chương trình dạy phù hợp.
– Thay vì chỉ cho các em tiếp cận vấn đề trên lý thuyết thì các giáo viên nên cho các em tiếp xúc trực tiếp bằng hình thức thực hành. Kết hợp hợp lý giữa lý thuyết với thực hành để tạo nên chất lượng giảng dạy hiệu quả.
– Vì dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đề cao tính tư duy sáng tạo của học sinh, nên nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi như: cơ sở vật chất, môi trường học tập, trang thiết bị, dụng cụ học tập,… để các em có một môi trường học tập ổn định, năng động và sáng tạo.
Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch là phương pháp giảng dạy mới và đã có nhiều nơi áp dụng. Với bài viết trên đây, mong rằng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về phương pháp giảng dạy này. Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!
Có thể bạn quan tâm: Du học Đan Mạch – Top những trường Đại học tốt nhất